♥(¯`©´¯)♥«««d[U]y »»»♥(¯`©´¯)♥
♥(¯`©´¯)♥«««d[U]y »»»♥(¯`©´¯)♥
♥(¯`©´¯)♥«««d[U]y »»»♥(¯`©´¯)♥
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

♥(¯`©´¯)♥«««d[U]y »»»♥(¯`©´¯)♥


 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Dap An Mon Dia Ly
=>> Tiep Theo I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 12:17 pm by Admin

» Dap An Mon Anh (cac ma de)
=>> Tiep Theo I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 12:15 pm by Admin

» Giao trinh Thi TNPT
=>> Tiep Theo I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 12:08 pm by Admin

» =>> Tiep Theo
=>> Tiep Theo I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 12:07 pm by Admin

» D&T
=>> Tiep Theo I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 12:00 pm by Admin

» 12c1
=>> Tiep Theo I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 11:44 am by Admin

» Be keo mut - kyo
=>> Tiep Theo I_icon_minitimeFri Jul 02, 2010 9:25 am by Admin

» Lil Shady Kyo - Buong Tay
=>> Tiep Theo I_icon_minitimeFri Jul 02, 2010 9:18 am by Admin

» Su Lua Chon - Kyo
=>> Tiep Theo I_icon_minitimeFri Jul 02, 2010 9:12 am by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum
 

 

 =>> Tiep Theo

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Posts : 154
Join date : 22/06/2010

=>> Tiep Theo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: =>> Tiep Theo   =>> Tiep Theo I_icon_minitimeSat Jul 03, 2010 12:07 pm

Admin đã viết:
BÀI 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946- 1950)

* Vì sao cuộc kháng chiến tòan quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19-12-1946 ? Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ?
1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công ta.
- Sau Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước 14-9-1946 Pháp vẫn đẩy mạnh xâm lược nước ta lần nữa
- Hành động:
+ Mở cuộc hành quân tiến công Nam Bộ và Nam Trung Bộ ngay từ sau ngày 6-3-1946.
+ Tại Bắc Bộ, Pháp tấn công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+ Tại Hà Nội, Pháp xung đột với ta ở nhiều nơi, ngày 18-12-1946 Pháp gởi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ và giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng.
2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
- Ngày 18- 19/12/1946, Hội nghị TW Đảng họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống Pháp.
- Tối ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước.
- Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp thể hiện qua các văn kiện:
+ Chỉ thị toàn dân kháng chiến (12/12/1946)
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947) của Tổng bí thư Trường Chinh
 Tính chất, mục đích, nội dung và phương châm cuộc kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân”… Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện dược kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
- Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống chúng lại toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, túc là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.
- Kháng chiến lâu dài (trường kì): so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.
- Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: Mặc dù rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
* Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 đã diễn ra như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch?
1. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
* Âm mưu của Pháp:
- Tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Ngày 7-10-1947 Pháp cho quân tấn công Việt Bắc.
* Chủ trương của ta:
- Đảng có chỉ thị “phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp”.
* Diễn biến:
- Cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc.
+ Ngày 7-10-1947 Pháp cho 12.000 quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới,…đồng thời cho 2 cánh quân theo đường số 4 và sông Lô bao vây Việt Bắc từ phía Tây.
- Quân dân ta chặn đánh địch ở Việt Bắc.
+ Ta bao vây, tập kích quân dù ở Chợ Mới, Chợ Đồn…
+ Ở hướng đông, ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là ở đèo Bông Lau (30-10).
+ Ở hướng tây, ta đánh địch nhiều trận trên sông Lô: trận Đoan Hùng, Khe Lau,..
- Chiến dịch kết thúc ngày 19-12-1947.
* Kết quả:
- Hai gọng kìm của Pháp bị bẻ gãy. Ngày 19-12-1947 quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
- Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh.
- Cơ quan đầu não của ta được bảo toàn, bộ dội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
* Ý nghĩa:
- Với chiến thắng Việt Bắc thu –đông 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc của ta chuyển sang giai đoạn mới.
- Buộc Pháp phải thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”…
* Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 đã diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch?
1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến.
* Thuận lợi
- Ngày 1-10-1949 cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời.
- 1-1950 các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.
* Khó khăn
- Ngày 13-5-1949 với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ ve, tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông – Tây”, khoá chặt biên giới Việt – Trung.
- Chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần 2, nhanh chóng kết thúc chiến tranh
2. Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950.
* Chủ trương của ta:
- Tháng 6-1950 Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:
+ Tiêu diệt một bộ quan trọng sinh lực địch.
+ Khai thông biên giới Việt- Trung mở đường liên lạc quốc tế với các nước XHCN.
+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
* Diễn biến:
- 16-9-1950 ta mở màng đánh Đông Khê, đường số 4 bị cắt đôi, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.
- Pháp cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta, và rút quân từ Cao Bằng về, từ Thất Khê lên để lấy lại Đông Khê.
- Đoán được ý địch, ta mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4 làm hai cánh quân không gặp được nhau.
- Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, Pháp phải tút khỏi các cứ điểm còn lại trên đường số 4. Ngày 22-10-1950 đường số 4 được giải phóng.
* Kết quả:
- Ta loại khỏi vòng chiến hơn 8000 địch, giải phóng vùng biên giới Việt –Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập.
- Chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” làm phá sản kế hoach Rơ ve của Pháp.
* Ý nghĩa:
- Là thất bại lớn của địch về quân sự, chính trị. Địch bị đẩy vào thế phòng ngự bị động, lúng túng nhiều mặt.
- Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.
- Bộ đội ta trưởng thành.
- Ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- Mở bước phát triển của cuộc kháng chiến.

BÀI 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 - 1954)

* Diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 của quân ta?
* Chủ trương của ta:
- Tập trung lực lượng đánh vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu: tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai đồng thời phân tán lực lượng của chúng
- Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954
Chiến dịch Kết quả Đối phó của Pháp
1. Chiến dịch Tây Bắc (10/12/1953) - Loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại đội, giải phóng Lai Châu - - Loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại đội, giải phóng Lai Châu
2. Chiến dịch Trung Lào (đầu tháng 12/1953) - Tiêu diệt 3 tiểu đoàn Âu- Phi, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và Xênô. - Nava tăng cường Xênô, biến nơi đây thành nơi tập trung quân thứ 3.
3. Chiến dịch Thượng Lào (cuối 1/1954) - Giải phóng Phongxalì - Nava cho quân chi viện Luông Phabang và Mường Sài, biến đây thành nơi tập trung quân thứ 4.
4. Chiến dịch Tây Nguyên (đầu 2/1954) - Giải phóng Kom Tum, uy hiếp Plâyku - Pháp tăng cường cho Plâyku, biến đây thành nơi tập trung quân thứ 5.
- Phối hợp với mặt trận chính trị, vùng sau lưng địch phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh.
* Ý nghĩa: thắng lợi trong Đông – Xuân 1953-1954 đã chuẩn bị về vật chất tinh thần cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
* Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị và giành thắng lợi như thế nào? Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
* Âm mưu của Pháp - Mỹ:
- Thu hút lực lượng của ta, biến Điện Biên Phủ thành trung tâm của kế hoạch Nava.
- Xây dựng Điện Biên Phủ thành cứ điểm mạnh để quyết chiến chiến lược với ta.
* Chủ trương của ta: Mở chiến dịch ĐBP nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc...
* Diễn biến: chia làm 3 đợt
- Đợt 1 (từ 13  17-3-1954): ta tấn công tiêu diệt Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2 (từ 30-3  26-4-1954): ta tấn công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm, trận chiến ác liệt diễn ra ở các đồi A1, C1,D1, E1…
- Đợt 3 (từ 1-5  7-5-1954): ta tấn công khu trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7-5 ta bắt tướng Đờ Caxtơri , chiến dịch kết thúc.
*Kết quả:
- Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, ta loại khỏi vòng chiến hàng ngàn tên địch, phá hoại nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
- Riêng ĐBP ta loại 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.
* Ý nghĩa:
- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng một đòn vào ý chí xâm lược của TD Pháp.
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
* Hiệp đinh Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết trong hoàn cảnh nào? Nội dung và ý nghĩa của Hiệp đinh Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương ?
1. Hội nghị Giơ ne vơ ( Hoàn cảnh kí kết)
- Đông - Xuân 1953-1954 ta đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao.
- 1-1954 hội nghị ngoại trưởng 4 nước lớn Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp tại Berlin đã nhất trí mở hội nghị Giơnevơ.
- 8/5/1954: Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương được họp. Phái đoàn Chính phủ ta do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn tham dự.
- 21/7/1954: Hiệp định Giơnevơ được kí kết.
2. Hiệp định Giơ nevơ
a. Nội dung:
- Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.
- VN sẽ thống nhất bằng cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí kết và những người kế tục họ.
b. Ý nghĩa:
- Là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
- Buộc Pháp chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
* Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống TD Pháp (1945-1954)?
1. Nguyên nhân thắng lợi.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Mặt trận dân tộc được thống nhất và củng cố.
- Lục lượng vũ trang 3 thứ quân được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.
- Có hậu phương vững mạnh.
* Nguyên nhân khách quan.
- Tình đoàn kết chiến đấu chiến đấu của 3 nước Đông Dương.
- Sự giúp đỡ của các nước XHCN (LX, TQ) và các lực lượng yêu chuộng hòa bình thế giới và nhân dân Pháp.
2. Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp
* Trong nước:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang CMXHCN, tạo điều kiện giải phóng miền Nam, thống nhất TQ.
* Thế giới:
- Giáng đòn mạnh vào tham vọng và âm mưu nô dịch của CNĐQ sau CTTG II.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh.



BÀI 21: XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965)

* Tình hình nước ta sau Hiệp đinh Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào? Nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền, của cả nước? Mối quan hệ giữa nhiệm vụ của hai miền ?
1. Tình hình nước ta.
a. Miền Bắc.
- 10/10/1954 quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội.
- 1/1/1955 TW Đảng, Chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.
- 16/5/1955 những tên lính Pháp cuối cùng rời khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng)à Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
b. Miền Nam
- Giữa 5/1956 Pháp rút hỏi Miền Nam khi còn nhiều điều khoản của Hiệp định chưa được thi hành (tổng tuyển cử).
- Mỹ nhảy vào Miền Nam àdựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
2. Nhiệm vụ cách mạng của 2 miền.
a. Miền Bắc:
- Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam.
b. Miền Nam:
- Hoàn thành CM DTDCND.
- Đánh Mỹ, tay sai à giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc à thống nhất nước nhà.
* Mối quan hệ của cách mạng hai miền:
+ MB là hậu phương có vai trò quyết định nhất đến sự phát triển cách mạng cả nước.
+ MN là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
+ Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành CM DTDCND trong cả nước, thống nhất đất nước.
* Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào?
* Nguyên nhân
- Năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.
- Chính sách đàn áp của Mỹ - Diệm đặc biệt nhất là Luật 10/59 (5/1959).
- Hội nghị TW15 (đầu 1959) đã quyết định sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ Mĩ- Diệm.
* Diễn biến:
- Phong trào bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái (2/59), Trà Bồng (8/1959),… sau đó lan rộng khắp Nam bộ trở thành phong trào Đồng khởi.
- Tiêu biểu nhất là ở Bến Tre: 17/1/1960: nhân dân 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày, Bến Tre đã nổi dậy, rồi nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre.
- Từ Bến Tre, phong trào lan rộng ra Nam Bộ và Tây Nguyên
* Kết quả: Phá vỡ hệ thống chính quyền của địch, thành lập các UB tự quản:
* Ý nghĩa:
- Giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới, làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- 20/12/60 Mặt trận dân tộc giải phóng Niền Nam Việt Nam ra đời.
* Nêu hoàn cảnh, âm mưu và thủ đoạn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965). Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và giành thắng lợi như thế nào?
a. Hoàn cảnh:
- Mỹ thất bại trong chiến tranh một phía, phong trào cách mạng Miền Nam lớn mạnh.
- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao.
- Kenơđi lên làm tổng thống thí điểm “Chiến tranh đặc biệt”ở Việt Nam.
b. Âm mưu và thủ đoạn
- Âm mưu: Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới đưuợc tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu , dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ và dựa vào vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của Mỹ
+ “Dùng người Việt đánh người Việt”
- Thủ đoạn:
+ Viện trợ quân sự, cố vấn, phương tiện chiến tranh hiện đại cho Diệm.
+ Tăng cường nguỵ quân, tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”, bình định miền Nam.
+ Thực hiện chiến thuật “Trực thăng vận, thiết xa vận”
2. Miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
* Chính trị: Phong trào lên cao trong các đô thị Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng…:
+ Tăng ni, phật tử Huế biểu tình.
+ 11/6/1963: Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.
+ 70 vạn đồng bào Sài Gòn biểu tình.
- 1/11/1963: Mỹ giật dây đảo chính anh em Diệm, Dương Văn Minh lên cầm quyền chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên.
* Quân sự:
- Chống “bình định”, đấu tranh giằng co giữa ta và đich trong việc lập và phá “ấp chiến lược”
- Chiến thắng Ấp Bắc- Mĩ Tho (2/1/1963) chứng minh khả năng nhân dân miền Nam đánh bại được chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- Đông- xuân 1964-1965 ta giành chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa) 2/12/1964, đánh bại chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận” Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cơ bản bị phá sản.
- Tiếp đó ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước)…khiến quân nguỵ có nguy cơ tan rã  Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.
* Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược lần thứ hai của quân dân miền Nam và cũng là thất bại có ý nghĩa chiến lược thứ hai của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ vào tham chiến ở Miền Nam.
* Âm mưu và thủ đoạn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” như thế nào?
a. Hoàn cảnh: Sau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt” từ giữa 1965, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại MB.
b. Âm mưu và thủ đoạn:
- Âm mưu : là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
+ Mục tiêu cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân ta trở về phòng ngự , kết thúc chiến tranh.
- Hành động :
+ Đưa quân Mĩ và Đồng minh vào miền Nam.
+ Mở cuộc hành quân “Tìm diệt” vào Vạn Tường (Quảng Ngãi).
+ Mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
* Trên mặt trận quân sự:
- Tháng 8/1965, ta giành thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)...
 Chiến thắng Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam, mở ra khả năng đánh thắng Mĩ trong “chiến tranh cục bộ”.
- Trong mùa khô thứ nhất (1965-1966): quân dân ta đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của địch vào Đông Nam Bộ và Liên khu V ...
- Trong mùa khô thứ hai (1966-1967): quân dân ta đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của địch... Lớn nhất là cuộc hành quân đánh vào căn cứ Dương Minh Châu...
 Đây là những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, làm tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta.
* Trên mặt trận chống bình định:
- Phong trào phá ấp chiến lược, phá ách kìm kẹp của nhân dân ta diễn ra mạnh ở các vùng nông thôn, từng mảng lớn “ấp chiến lược” bị phá vỡ  vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
* Trên mặt trận chính trị :
- Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị dâng cao như Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn... đòi Mĩ cút về nước, đời tự do dân chủ  tăng cường lực lượng chống Mĩ..
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968)
* Hoàn cảnh lịch sử :
- Bước vào xuân 1968 so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau 2 mùa khô.
- Đồng thời lợi dụng mâu thuẫn của Mỹ trong năm bầu cử tổng thống, ta chủ trương mở cuộc tổng tiến công nổi dậy toàn MN, trọng tâm là các đô thị
* Diễn biến + Kết quả :
+ Đợt 1 (30/1 đến 25/2 ): Ta tập kích vào hầu khắp các đô thị miền Nam vào đêm giao thừa tết Mậu Thân, loại khỏi vòng chiến 147000 tên địch (43.000 lính Mĩ), phá hủy 1 khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh.
+ Đợt 2 và 3 : Ta gặp nhiều khó khăn, tổn thất, mục tiêu đề ra không đạt được đầy đủ.
* Ý nghĩa :
- Giáng cho địch những đòn bất ngờ, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa chiến tranh”, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đến đàm phán với ta tại hội nghị Pa-ri.
- Mở ra một bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
* Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “VN hóa chiến tranh” và “Đông dương hóa chiến tranh”. Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” và “Đông dương hóa chiến tranh” như thế nào?
a. Hoàn cảnh : - Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, từ năm 1969 Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.
b. Âm mưu – Thủ đoạn :
- “Việt Nam hóa chiến tranh” vẫn tiếp tục là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
- Tiếp tục âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.
- Mở rộng xâm lược Campuchia và Lào, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
- Lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” và “Đông dương hóa chiến tranh” của Mỹ.
a- Trên mặt trận chính trị :
- Ngày 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- Ngày 2-9-1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thực hiện di chúc của Người, nhân dân hai miền đẩy mạnh kháng.
- Ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia họp, tăng cường chống Mĩ.
- Ở các thành thị, phong trào đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi.
- Ở nông thôn phong trào phá ấp chiến lược, chống bình định đã góp phần mở rộng vùng giải phóng.
b- Trên mặt trận quân sự :
- Từ 30/4 đến 30/6/1970, Việt Nam phối hợp với Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
- Từ 12/2 đến 23/3/1971 Việt Nam phối hợp Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719”.
* Ý nghĩa : Những thắng lợi trên đây đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch theo chiều hướng có lợi cho ta, tạo thời cơ thuận lợi để ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972.
3. Cuộc tiến công chiến lược 1972
- Ngày 30/3/1972 quân ta mở rộng cuộc tiến công chiến lược với hướng chính là đánh vào Quảng Trị, rồi phát triển rộng khắp miền Nam.
- Kết quả : Đến cuối 6/1972 quân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.
- Ý nghĩa : Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”)
* Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa Hiệp định Pari 27/1/1973?
* Những nét chính về diễn biến Hội nghị Pari (hoàn cảnh kí kết hiệp định)
- Từ sau những thắng lợi của ta trên mặt trận chính trị, quân sự, nhất là sau đòn tiến công bất ngờ tết Mậu Thân 1968 của ta, Mĩ phải chấp nhận thương lượng với ta 31/3/1968
- Thương lượng hai bên (5/1968), thương lượng 4 bên (1/1969) diễn ra gay gắt, có lúc gián đoạn.
- Khi quân dân miền Bắc làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không, Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam ngày 27/1/1973.
* Nội dung :
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ VN.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và các nước đồng minh, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam VN.
- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam VN có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với VN.
* Ý nghĩa :
- Hiệp định Pari là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự – chính trị – ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Mỹ buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam.
BÀI 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)

* Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam được thể hiện như thế nào? Trình bày diễn biến chính của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975?
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976
- Sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng miền Nam thay đổi nhanh và có lợi cho ta. Nhất là cuối 1974 và đầu 1975, ta liên tiếp giành những thắng lợi lớn, tiêu biểu là chiến thắng Phước Long (6/1/1975).
- Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam ¬trong hai năm 1975 – 1976, nhấn mạnh “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
- Phương châm: tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh.
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
a. Chiến dịch Tây Nguyên (04/3 – 24/3)
- Tây Nguyên là đại bàn chiến lược quan trọng. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta nên địch bố trí ở đây lực lượng mỏng..
- Ngày 04/3 : Ta đánh nghi binh ở Kon Tum, Plây Cu.
- Ngày 10/3 : Ta tiến công Buôn Ma Thuật giành thắng lợi.
- 12/ 3 địch phản công để chiếm lại Buôn Mê Thuột nhưng thất bại.
- Ngày 14/3 địch được lệnh, rút khỏi Tây Nguyên nhưng bị quân ta truy kích và tiêu diệt
- Ngày 24/3 : ta giải phóng Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân.
* Ý nghĩa : Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược.

b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 – 29/3)
- Phối hợp với chiến trường Tây Nguyên, ta mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng
- 21/3 : Ta đánh thắng vào căn cứ của địch, chặn đường rút chạy, bao vây chúng trong thành phố.
- Ngày 26/3 giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. Cùng thời gian ta giải phóng Tam Kì- Quãng Ngãi- Chu Lai.
- Tại Đà Nẵng: 10 vạn quân địch rút về đây hỗn lộn, mất hết khả năng chiến đấu. Ngày 29/3 ta tiến công và giải phóng Đà Nẵng.
- Từ cuối tháng 3 đầu tháng 4, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, các đảo biển Miền Trung cũng lần lượt được giải phóng.
* Ý nghĩa :
- Gây tâm lí tuyệt vọng trong Ngụy quyền.
- Đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta chuyển sang thế mạnh áp đảo.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4)
- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị quyết định : “giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975- trước tháng 5” và chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh
- 17h ngày 26/ 4/ 1975, mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh 5 cánh quân ta tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
- 10 h 45’ ngày 30/ 4/ 1975, xe tăng của ta tiến vào dinh độc lập bắt sống toàn bộ cchính phủ TW Sài Gòn – Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
- 11h 30’ cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
- 2/ 5/ 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng
* Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam và nhân dân Lào – Campuchia giải phóng đất nước.
* Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
1. Ý nghĩa lịch sử
a. Đối với dân tộc ta:
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh GPDT và bảo vệ tổ quốc
- Chấm dứt ách thống trị của CNĐQ và chế độ PK. Hoàn thành CM DTDCND trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc : độc lập, thống nhất, đi lên CNXH
b. Đối với thế giới:
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới.
- Cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.
2. Nguyên nhân thắng lợi
a. Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn sáng tạo.
+ Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết chiến đấu dũng cảm.
+ Vai trò quan trọng của hậu phương miền Bắc
b. Nguyên nhân khách quan:
- Có sự phối hợp đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
- Sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới (các nước XHCN, Liên Xô - Trung Quốc).
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ thế giới.

BÀI 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH (1986 – 2000)
I. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
- Sau 10 năm (1976 – 1985) ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn
 Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng Đảng và nhà nước phải đổi mới.
- Tình hình thế giới có sự thay đổi:
+ Chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng.
+ Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật tác động mạnh đến các quốc gia dân tộc.
2. Đường lối đổi mới của Đảng
- Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển ở Đại hội VII và các đại hội sau
- Nội dung đường lối đổi mới :
+ Về đổi mới kinh tế :
. Chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ.
. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
+ Về đổi mới chính trị : Xây dựng nhà nước pháp quyền chủ xã hội chủ nghĩa.
. Xây dựng nền dân chủ XHCN,bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
. Thực hiện đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
II. Quá trình thực hiện thành tựu đổi mới (1986 – 1990)
- Thông qua tại Đại hội VI (12 – 1986).
- Mục tiêu : Tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu ba chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
- Thành tựu :
+ Về lương thực, thực phẩm : Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến 1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn lương thực.
+ Hàng hóa trên thị trường : dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, tiến bộ về mẫu mã chất lượng. Phần bao cấp của nhà nước giảm đáng kể.
+ Kinh tế đối ngoại: được mở rộng hơn trước xuất khẩu tăng 3 lần, nhập khẩu giảm đáng kể, tiến dần đến mức cân bằng xuất nhập khẩu.
+ Kiềm chế được một bước lạm phát.
+ Bước đầu hình thành nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng, bước đi về cơ bản là phù hợp.
- Hạn chế: kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ,... chưa được khắc phục
Về Đầu Trang Go down
https://sannj.rpg-board.net
 
=>> Tiep Theo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
♥(¯`©´¯)♥«««d[U]y »»»♥(¯`©´¯)♥  :: Nơi Giao Lưu Học Tập :: Lịch Sử ^v^ :: Lớp 12-
Chuyển đến